Những gia vị đặc trưng, không thể thiếu trong ngày Tết Cổ Truyền

Dingo Việt Nam

Những ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu những món ăn cổ truyền và mâm cỗ cúng giao thừa truyền thống. Và để những món ăn đậm đà hương vị thơm ngon, đặc trưng theo từng vùng miền thì phải cần đến các loại gia vị.

Thế giới gia vị rất đa dạng và cũng là một phần không thể thiếu giúp các món ăn thêm dậy mùi. Đặc biệt các món ăn cổ truyền ngày tết lại càng không thể thiếu đi những gia vị đặc trưng. Hãy cùng điểm lại những loại gia vị thường được dùng trong các món ngon ngày Tết Cổ Truyền nhé.

1. Muối

Gia vị đầu tiên không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình đó là muối. Từ xa xưa, người ta đã tìm ra công dụng của muối, không chỉ gia tăng vị cho món mà còn làm sạch thực phẩm nhờ khả năng sát khuẩn. Ngoài ra muối còn giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài.

Muối – nguyên liệt không thể thiếu trong mỗi món ăn

Muối còn là nguồn cung cấp i ốt quan trọng, có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác nhau như bướu cổ, tuyến giáp,…

Trong số các loại gia vị, muối vẫn là gia vị quan trọng góp phần tạo nên món ăn ngon mà không cần đến sự hỗ trợ của gia vị khác. Muối cũng có nhiều loại, vô cùng đa dạng, ngoài muối biển trắng còn có muối hồng Himalaya, muối tre,… mỗi loại lại mang những vị mặn khác nhau.

2. Đường

Nhắc đến muối thì không thể không nhắc đến đường. Đường được nêm nếm vào hầu hết các món ăn. Đặc biệt các món chè, bánh… thì càng không thể thiếu đường. Đường khi đun cháy còn tạo ra được nước màu, giúp cho món thêm hấp dẫn và đẹp mắt.

Đường giúp tăng hương vị cho món

Đường là loại gia vị nền giúp tăng hương vị của món ăn. Bên cạnh đó, chúng cũng là một trong những cách bổ sung năng lượng nhanh chóng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đường để chị em nội trợ tha hồ lựa chọn để nấu ăn, làm bánh, nấu chè như đường trắng, đường nâu, đường phèn, đường thốt nốt,…

3. Nước mắm

Nước mắm là gia vị tinh túy và cổ truyền của ẩm thực Việt. Vừa có thể làm nước chấm thơm ngon lại tạo hương vị đậm đà cho món ăn.

Nước mắm làm từ cá và muối nên chứa nhiều đạm tự nhiên, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Các món ăn ngày tết, không thể thiếu đi hương vị hết sức đặc trưng, nồng đượm của nước mắm.

Nước mắm – gia vị tinh túy của ẩm thực Việt

4. Nước Tương

Bên cạnh nước mắm, nước tương cũng được sử dụng khá nhiều để chấm và ướp hoặc nấu canh. Người miền Bắc thường dùng nước mắm còn người miền Nam lại khá ưu ái nước tương trong nấu ăn.

Nước tương giúp món có thêm điểm nhấn

5. Giấm

Giấm cũng là gia vị được chị em nội trợ Việt sử dụng trong ngày Tết Nguyên đán góp phần tăng thêm vị cho món ăn thêm ngon miệng. Giấm có công dụng cân bằng vị mặn và ngọt, gia tăng vị thanh. Giấm cũng có nhiều loại, phổ biến nhất vẫn là giấm gạo, ngoài ra còn có các loại dùng để trộn salad như giấm nho, giấm táo,… Ngoài ra, giấm còn có công dụng khử mùi tanh của cá.

Giấm làm tăng vị thanh cho món

6. Tương ớt

Một gia vị không thể thiếu trong mâm cơm tết đó là tương ớt. Tương ớt không chỉ để chấm các món chiên rán, dưới bàn tay khéo léo của chị em, tương ớt còn được biến tấu làm nước sốt cho món thêm đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, tương ớt có thể ướp các loại thịt, cá trước khi nhúng lẩu hoặc nướng.

Chén tương ớt không thể thiếu trong mỗi bữa cơm

7. Nước cốt dừa

Đây cùng một gia vị vô cùng quen thuộc trong góc bếp của các chị em nội trợ. Muốn món ăn hoặc món bánh thêm phần béo ngậy, đậm vị thì nước cốt dừa là một sự lựa chọn tuyệt vời. Đặc biệt, với nhiều món ăn truyền thống, nếu không cho thêm nước cốt dừa thì sẽ khiến món như bị thiếu đi “linh hồn” vậy!

Nước cốt dừa giúp tăng vị béo ngậy cho món

Các món ăn ngày Tết như: thịt kho tàu, cà ri, các món chè, bánh flan… chắc chắn sẽ tăng thêm phần ngậy nếu người làm cho thêm nước cốt dừa vào. Và nếu không có thời gian để tự tay làm nước cốt dừa, chị em cũng có thể lựa chọn các loại sản phẩm nước cốt dừa đóng lon trên thị trường.

8. Hành và tỏi khô

Hành và tỏi khô là 2 gia vị thường song hành với nhau. Chúng có tác dụng rất lớn trong việc tạo hương vị cho các món ăn, đặc biệt là các món ăn trong ngày Tết. Hành tỏi không chỉ giúp khử mùi thực phẩm như thịt, cá, hải sản, mà còn giúp món ăn đậm đà hơn. Tỏi cũng là gia vị không thể thiếu để làm nước chấm, tăng vị ngon cho món

Để bảo quản được lâu, củ hành và tỏi thường được phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát. Hành tỏi băm nhỏ, phi thơm vàng ươm góp phần làm dậy mùi món ăn. Ngoài hành và tỏi khô dạng củ, chị em còn có thể sắm sẵn bột tỏi, hành khô để nêm nếm món ăn khi cần.

Hành và tỏi khô là hai gia vị song hành cùng nhau

9. Quế, tiêu, hồi và thảo quả

Bạn có thắc mắc tại sao lại xếp quế, tiêu, hồi và thảo quả chung một nhóm không? Mặc dù, có những loại gia vị kết hợp với nhau thêm chỉ khiến món ăn ngán và không ngon. Bốn loại gia vị khô này được sấy khô để bảo quản được lâu hơn nhưng lại không hề làm mất đi vị vốn có.

Vị nổi bật và được dùng nhiều nhất trong số này có lẽ là hạt tiêu. Loại gia vị nấu ăn này mang lại vị cay đặc trưng, không giống như vị cay xè của ớt và cũng không cay xộc như mù tạt. Vị cay của hạt tiêu vừa giúp kích thích khứu giác vừa góp phần làm cho món ăn thêm phần đậm đà hơn.

Quế, hồi, tiêu và thảo quả – những gia vị cực kì dậy mùi

Chẳng hạn như món bánh chưng và bánh tét, chắc chắn không thể thiếu được gia vị hạt tiêu trong nhân. Hay món thịt kho tàu truyền thống, chỉ cần đường, muối hoặc nước mắm và tiêu đã đủ sức để chinh phục vị giác của người ăn rồi.

Nếu hạt tiêu phổ biến bao nhiêu thì các gia vị quế, hồi và thảo quả lại khá “kén” món bấy nhiêu. Chúng cần thiết cho một số món như phở, nấu cà ri, ninh, hần, kho… Các gia vị này nếu dùng không khéo cho quá tay thì món ăn sẽ trở nên rất nồng và bị phản tác dụng.

Không khí Tết cổ truyền đang tràn ngập khắp con phố nếp nhà, hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em chuẩn bị trước những gia vị cần thiết để làm những mâm cơm tết thật ngon, tạo bầu không khí cho cả gia đình cùng quây quần thưởng thức.

Chia sẻ

Cập nhật những tin tức mới nhất

Đăng ký nhận tin tức và khuyến mãi mới nhất từ chúng tôi